Ông Tuyến cho hay, theo xác minh của ĐSQ, nhóm của chị Nguyễn Hà Cẩm Tú (phóng viên báo Pháp luật TPHCM) có 4 người, gồm chị, Huỳnh Quốc Huy, Đoàn Ngọc Tiến, Cao Thị Hồng Nhung (không có Nguyễn Hồ Huyền Trinh). Nhóm của chị Tú hiện vẫn an toàn, trong đó, phóng viên Cẩm Tú đã liên lạc về gia đình tối ngày 27/4. Tuy nhiên đến nay, ĐSQ vẫn chưa liên lạc được với họ.
Trước đó, vào tối ngày 27/4, phóng viên Dân trí đã liên lạc được với anh Huỳnh Quốc Huy qua Facebook. Anh Huy cho biết, sức khỏe của cả 4 người hiện vẫn ổn. Tuy nhiên, anh Quốc Huy và nhóm của mình đang bị lạc, chưa tìm được về điểm xuất phát. Ngoài ra, anh Huy cũng cho biết, anh và nhóm của mình không gặp người Việt Nam nào khác trên hành trình leo núi.
Trước khi tín hiệu đường truyền trên điện thoại của anh Huy mất liên lạc, PVDân trí đã kịp cung cấp số điện thoại đường dây nóng của ĐSQ Việt Nam ở Ấn Độ cho Quốc Huy với hi vọng nhóm sớm nhận được sự hỗ trợ.
“Có lẽ vui nhất là nhóm 2 người Phạm Thanh Tùng và Trương Bảo Hân. Trước khi lên máy bay Air Asia để về Việt Nam vào lúc 3h chiều nay (28/4), họ còn nhắn tin cho chúng tôi là họ đang ở sân bay”, Tham tán công sứ Trương Công Tuyến thông báo.
ĐSQ cũng nhận được thông tin hai bạn Nguyễn Mạnh Linh và Nguyễn Phương Thanh (đều đến từ Hà Nội), đã an toàn.
Tuy nhiên, ông Tuyến cũng cho biết thêm, ĐSQ vẫn chưa liên lạc được với một số nhóm, như nhóm Nguyễn Tấn Luật, Trần Ngọc Việt Tú. Hai người đã không thông tìn gì về gia đình từ hôm 24/4.
Nhóm của Quách Thùy Linh và Trần Hồng Ngọc đi du lịch từ ngày 18/4 đến 3/5 vẫn giữ liên lạc với gia đình đến ngày 26/4. Tuy nhiên, từ đó đến nay, ĐSQ vẫn chưa biết thêm thông tin gì về họ cũng như chưa nhận được hồi âm từ phía công ty mà họ đặt tour.
ĐSQ vẫn tiếp tục liên hệ với các cơ quan chức năng Ấn Độ và phía Nepal để hỗ trợ cho người Việt Nam khi họ liên hệ với các cơ quan chức năng của các nước này. Phía Ấn Độ cũng sẵn sàng hỗ trợ cho Việt Nam.
Theo ông Tuyến, đến nay, đã có một số sân bay quốc tế tại Nepal mở cửa trở lại cho một số hãng hàng không quốc tế, vì vậy, những ai đã đặt vé về Việt Nam trước đã có thể bay về nước. Còn những trường hợp khác cần cố gắng liên hệ với ĐSQ Ấn Độ tại Kathmandu để nhờ hỗ trợ cầu hàng không.
“Khó khăn lớn nhất của công tác bảo hộ công dân lúc này là làm sao đến được tận nơi để hỗ trợ người Việt đang bị kẹt. ĐSQ vẫn thúc đẩy liên lạc các cơ quan chức năng của Nepal và Ấn Độ sau khi cung cấp tất cả thông tin về người Việt để được giúp đỡ”, ông Tuyến nói.
Đến nay, trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Nepal hôm 25/4 đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.300 người. Thủ tướng Nepal Sushil Koirala nhận định, số người thiệt mạng có thể lên tới 10.000.
Để Bộ Ngoại giao Việt Nam có thể kịp thời hỗ trợ, các gia đình có người thân đang ở Nepal hoặc những ai có thông tin về công dân Việt Nam có thể là nạn nhân của vụ động đất thông báo ngay theo số điện thoại đường dây nóng phục vụ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (+84981848484 và +84462844844) hoặc đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ (+911126879852) và đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh (+88029854052)”.
Nam Hằng
xem http://dantri.com.vn/su-kien/hai-nguoi-viet-tu-nepal-ve-nuoc-an-toan-sau-dong-dat-1065704.htm
No comments:
Post a Comment